Cấu tạo MÓNG ĐƠN- MÓNG CỐC, Những sai lầm nghiêm trọng trong thi công

13 Tháng Năm, 2020 Thuanvuarc 1691 Lượt xem

Móng đơn còn có tên gọi khác là móng cốc hay móng trụ, được áp dụng phổ biến trong các công trình nhà ở dân dụng không yêu cầu quá lớn về mặt tải trọng. Phù hợp với những công trình nhà ở có độ cao 1-2 tầng tối đa 3 tầng .

Ưu điểm của móng cốc là giúp tiết kiệm chi phí do cấu tạo đơn giản và khá nông. Tuy nhiên, khi gặp trường hợp phải chịu tải trọng lớn cần mở rộng đáy móng thì ta phải đồng thời tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng. Do đó mà móng cốc chỉ nên dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt và có tải trọng ngoài không lớn lắm.

Cấu tạo móng ĐƠN, móng cốc

Lớp bê tông lót: Có độ dày phổ biến là 100, bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa xi măng, có tác dụng làm sạch, phẳng hố móng tránh khả năng bê tông bị lân với đất, chống mất nước xi măng, ngoài ra nó còn định vị và làm ván khuôn để đổ bê tông móng.

Móng (bản móng): Thường có đáy dạng chữ nhật, vuông bị vát có độ dốc vừa phải

Cổ móng: Kích thước cổ móng có thể bằng với cột tầng trệt, thường được mở rộng thêm mỗi phía 2,5cm để tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng.

Giằng móng (đà kiềng): Là phần có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ lún lệch giữa các móng công trình.

Gia cố nền đất bằng cọc tre, cọc tràm

CẤU TẠO MÓNG ĐƠN

CẤU TẠO MÓNG ĐƠN

Để cọc không bị mục nát, chúng chỉ nên được đặt ở những vị trí có địa chất đất có mực nước ngầm ổn định quanh năm. Nếu sử dụng cọc tre ở những vị trí đất khô thì cọc tre sẽ nhanh bị khô mục sẽ gây ra sụt lún cho công trình.

Cọc tre trong môi trường ngập nước sẽ có tuổi thọ cao. Một trong những bí quyết mà người xưa đã sử dụng để tăng cường độ bền và độ dẻo dai cho cọc tre đó là thường ngâm tre dưới bùn dưới đáy ao trong một thời gian nhất định. Việc làm như vậy sẽ làm cho tre tăng độ bền và dẻo dai, chống được mối mọt trong một thời gian khá dài.

Chiều dài của mỗi cọc là 1,5 – 2,5 m. Mật độ đóng cọc tre thường sử dụng là 25-30 cọc/m2 khá giống với mật độ tiêu chuẩn đóng cọc tràm.

Chọn loại cọc tre được khai thác từ những cây tre bánh tẻ hoặc tre già thì tốt nhất. Tre còn tươi không quá cong, đường kính phải từ 6cm trở lên. Nên chọn sử dụng những cây tre đực để có phần cật dày hơn cây tre cái. Khoảng cách giữa các mắt tre không quá 40cm.\

Cường độ đất nền sau khi gia cố cọc tre đạt 6 –  7 tấn/m2.

Phân loại móng đơn

1 Theo đặc điểm của tải trọng

– Móng chịu tải trọng đúng tâm

– Móng chịu tải trọng lệch tâm

– Móng các công trình cao (tháp nước, bể chứa, ống khói,…)

– Móng thường chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước, …)

2 Phân theo độ cứng của tải trọng

– Móng tuyệt đối cứng (mức độ biến dạng rất nhỏ)

– Móng mềm (khả năng biến dạng lớn)

– Móng cứng hữu hạn

3 Dựa theo cách chế tạo

– Móng toàn khối (móng đổ tại chỗ)

– Móng lắp ghép (nhiều khối chế tạo sẵn ghép lại với nhau khi thi công)

Móng công trình nhà ở có nhiều loại, tùy thuộc vào tải trọng công trình, chiều cao ngôi nhà, tính chất đất cùng với các yếu tố tự nhiên như thời tiết, địa hình,.. mà các kỹ sư sẽ tính toán quyết định và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn cũng như giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho gia đình bạn